Diễn biến hậu sự kiện Vụ Trần Trường

Sau khi vụ biểu tình kết thúc, nhiều người tiếp tục kêu gọi tẩy tay nghị viên thành phố Westminster Tony Lâm vì ông đã không tham gia biểu tình với tư cách là viên chức gốc Việt đầu tiên tại quận Cam. Tony Lâm cho biết mặc dù ông ủng hộ những người biểu tình, ông đã được luật sư thành phố khuyên bảo không tham gia để khỏi gây ra ấn tượng rằng thành phố ủng hộ cuộc biểu tình mà làm liên lụy đến thành phố trong các cuộc kiện cáo xảy ra sau này.[6][7] Tony Lâm đã phải bán nhà hàng của mình và rời khỏi chính trường sau đó.[7]

Với số tiền quyên góp từ những người biểu tình, một trung tâm cộng đồng được thành lập trên đường Harbor.[29] Ông Hồ Anh Tuấn, chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Chính nghĩa Quốc gia, bị một số người cáo buộc tiêu phí số tiền quyên góp. Ông cho rằng mình đã sử dụng một ít số tiền để qua Châu Âu truyền thông điệp chống cộng của tổ chức.[29]

Năm 2000, ông Trường nộp đơn kiện thành phố Westminster, một số tổ chức cộng đồng người Việt ở Nam California và hơn 1000 người nhằm đòi bồi thường hơn 4 triệu đô la.[46][47] Trong đơn kiện, ông cho rằng cảnh sát trưởng thành phố đã thỏa thuận không bắt người biểu tình nào, và việc ông bị đánh vào ngày 10 tháng 2 cũng do cảnh sát trưởng thành phố dàn dựng bằng cách thông báo với các tổ chức cộng đồng về việc ông trở lại tiệm và đồng thời không đưa cảnh sát đến bảo vệ ông.[46] Năm 2001, đơn kiện của ông bị bác bỏ.[48]

Trần Văn Trường tiếp tục sống lặng lẽ ở Stanton, làm nhiều việc theo hợp đồng — lắp dây điện dưới đất cho Caltrans, bỏ báo, và lượm ve chai — để phụ thêm vào số tiền trợ cấp chính phủ.[49] Năm 2004, ông nêu quan điểm không ủng hộ dự luật của thành phố Garden Grove không hoan nghênh các giới chức Đảng Cộng sản Việt Nam tại thành phố này và một lần nữa trở thành mục tiêu của người biểu tình.[49]

Năm 2005, ông Trường bán tài sản và chuyển về Đồng Tháp thành lập công ty chăn nuôi thủy sản cùng vợ và hai con.[42] Năm 2006, ông bị một đối tác kiện và bị chính quyền tỉnh Đồng Tháp kê biên tài sản.[2][42][44]

Tháng 11 năm 2007, vụ Trần Trường lại nổi lên lần nữa sau khi một chương trình tiếng Anh tên Vietnamese American eXposure trên đài Saigon TV chiếu một đoạn phóng sự về cuộc biểu tình, trong đó có đoạn 5 giây cho thấy rõ hình lá cờ và chân dung Hồ Chí Minh trong cửa tiệm ông Trường.[32] Một số người đã biểu tình phản đối chương trình, và Saigon TV hủy hợp đồng với chương trình.[32]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vụ Trần Trường http://cothommagazine.com/index.php?option=com_con... http://saigontimesusa.com/bai/sinhhoat/1669a.shtml http://content.time.com/time/world/article/0,8599,... http://digitallibrary.usc.edu/cdm/ref/collection/p... http://home.earthlink.net/~saigonusa/thefilm.htm http://content.cdlib.org/view?docId=hb28700442;NAA... http://www.oac.cdlib.org/findaid/ark:/13030/kt8580... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/285059.stm http://www.phuthodfa.gov.vn/kieu-bao/1005/-qua-bom...